Đợt thu hồi 2,5 triệu Galaxy Note 7 vừa qua của Samsung được cho là chưa từng có tiền lệ. Tuy nhiên, 22 năm trước, hãng điện tử Hàn Quốc đã có một quyết định tương tự.
Do nguy cơ cháy nổ từ pin, Samsung phải triệu hồi số lượng lớn Galaxy Note 7 đã bán ra, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận và uy tín của hãng. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên Samsung làm như vậy. Quyết định lần này hoàn toàn nằm trong triết lý kinh doanh của công ty. Dù sự cố với Note 7 xảy ra vào thời điểm không thể tồi tệ hơn, chỉ vài ngày trước khi đối thủ iPhone 7 chính thức ra mắt, hành động thu hồi khẩn cấp và cho khách hàng 1 đổi 1 lại góp phần xây dựng hình ảnh của một công ty đầu ngành.
Theo Korea Herald, những gì chúng ta đang chứng kiến hôm nay là tiếng vọng của thay đổi trong chính sách Samsung từ năm 1993. Thời điểm đó, công ty hứng chịu hậu quả từ các sản phẩm kém chất lượng. Công nhân thậm chí phải dùng dao để cắt đi các linh kiện nhựa còn thừa ra để lắp vừa vào những chiếc máy giặt.
Sau khi chứng kiến cảnh sản xuất và lắp ráp, Chủ tịch Lee Kun Hee đã khiển trách các giám đốc điều hành và kêu gọi thay đổi sâu rộng về chính sách. Ông nói với các công nhân phải “thay đổi mọi thứ, trừ vợ con”. Trong năm tiếp theo, các tập quán dần được áp dụng nhằm tăng chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, đến năm 1994, Samsung cuối cùng phải hành động thay vì nói suông.
Năm đó, hãng điện tử Hàn Quốc ra mắt mẫu điện thoại không dây đầu tiên, được đánh giá là có tính cách mạng. Dù vậy, chúng có tỉ lệ lỗi lên đến 11,8%. Samsung đã phải triệu hồi 150.000 điện thoại trên thị trường và phá hủy chúng trước mặt 2.000 công nhân. Giá trị của những thiết bị này vào khoảng 5 tỷ won. Năm 2009, họ tiếp tục thu hồi 210.000 tủ lạnh sau khi một số chiếc bị nổ bất ngờ. Đây được xem là lần thu hồi sản phẩm gia dụng lớn nhất từng có.
Việc thu hồi Galaxy Note 7 có giáng đòn mạnh vào hoạt động của Samsung hay không vẫn còn đợi thời gian trả lời. Điều chúng ta biết lúc này là nó không “chệch” ra khỏi văn hóa công ty.
Tags: #galaxy-note-7 #samsung #note-7 #news
Do nguy cơ cháy nổ từ pin, Samsung phải triệu hồi số lượng lớn Galaxy Note 7 đã bán ra, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận và uy tín của hãng. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên Samsung làm như vậy. Quyết định lần này hoàn toàn nằm trong triết lý kinh doanh của công ty. Dù sự cố với Note 7 xảy ra vào thời điểm không thể tồi tệ hơn, chỉ vài ngày trước khi đối thủ iPhone 7 chính thức ra mắt, hành động thu hồi khẩn cấp và cho khách hàng 1 đổi 1 lại góp phần xây dựng hình ảnh của một công ty đầu ngành.
Theo Korea Herald, những gì chúng ta đang chứng kiến hôm nay là tiếng vọng của thay đổi trong chính sách Samsung từ năm 1993. Thời điểm đó, công ty hứng chịu hậu quả từ các sản phẩm kém chất lượng. Công nhân thậm chí phải dùng dao để cắt đi các linh kiện nhựa còn thừa ra để lắp vừa vào những chiếc máy giặt.
Sau khi chứng kiến cảnh sản xuất và lắp ráp, Chủ tịch Lee Kun Hee đã khiển trách các giám đốc điều hành và kêu gọi thay đổi sâu rộng về chính sách. Ông nói với các công nhân phải “thay đổi mọi thứ, trừ vợ con”. Trong năm tiếp theo, các tập quán dần được áp dụng nhằm tăng chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, đến năm 1994, Samsung cuối cùng phải hành động thay vì nói suông.
Năm đó, hãng điện tử Hàn Quốc ra mắt mẫu điện thoại không dây đầu tiên, được đánh giá là có tính cách mạng. Dù vậy, chúng có tỉ lệ lỗi lên đến 11,8%. Samsung đã phải triệu hồi 150.000 điện thoại trên thị trường và phá hủy chúng trước mặt 2.000 công nhân. Giá trị của những thiết bị này vào khoảng 5 tỷ won. Năm 2009, họ tiếp tục thu hồi 210.000 tủ lạnh sau khi một số chiếc bị nổ bất ngờ. Đây được xem là lần thu hồi sản phẩm gia dụng lớn nhất từng có.
Việc thu hồi Galaxy Note 7 có giáng đòn mạnh vào hoạt động của Samsung hay không vẫn còn đợi thời gian trả lời. Điều chúng ta biết lúc này là nó không “chệch” ra khỏi văn hóa công ty.
Nguồn ICTNews
Tags: #galaxy-note-7 #samsung #note-7 #news