Mới khoảng 1 tuần trôi qua kể từ khi Google bắt đầu chuyển giao những chiếc Pixel/ Pixel XL đầu tiên cho các khách hàng đặt trước và như thường lệ, iFixit đã rất "nhanh tay" tiến hành phẫu thuật để cho chúng ta biết mẫu smartphone hoàn toàn mới từ Google có gì hay? Điều thú vị nhất là gần như chẳng có "một chút dấu vết" nào trên các linh kiện chứng tỏ được rằng HTC chính là nhà sản xuất của hai mẫu thiết bị này ngoại trừ viên pin 3450 mAh.
Theo nhận định của iFixit, các thành phần dễ tháo rời nhất trên Pixel XL chính là module camera, jack cắm headphone 3.5mm và cổng USB-C nhưng xét một cách tổng thể, mức độ dễ sửa chữa của Pixel XL chỉ đạt 06/10 điểm, thấp hơn 01 điểm so với iPhone 7 nhưng vẫn "dễ thở hơn" so với hai đại diện của nhóm "cực kỳ khó sửa chữa" là Nexus 6P và Samsung Galaxy S7 với điểm số lần lượt là 02/10 và 03/10. Tuy nhiên, iFixit vẫn nhấn mạnh rằng mặc dù khá nhiều thành phần của Pixel XL là rất dễ tháo rời để thay thế nhưng khi đã phải tháo thiết bị ra thì gần như không thể tránh được việc bạn sẽ làm hỏng một thành phần nào đó khác.
Để tháo rời được module màn hình, iFixit phải sử dụng nhiệt để vô hiệu lớp keo dán liên kết trong khoảng 1 phút
Tấm panel OLED và tấm cảm ứng (digitizer) khá dễ tách rời khỏi nhau. Toàn bộ module màn hình này do Samsung sản xuất
Phần khung nằm giữa hai nửa thiêt bị rất mỏng nhưng rất chắc chắn với chất liệu hợp kim magnesium.
Phía bên phải là toàn bộ thành phần chính của máy gồm pin và bo mạch chủ
Pin dung lượng 13,28Wh do HTC sản xuất, lớn hơn nhiều so với pin 11,1Wh của iPhone 7 Plus, nhưng thấp hơn pin 13,86Wh trên Galaxy S7 Edge
Bên trái là module camera chính 12.3MP, các bạn có thể thấy ngay cảm biến (viền tím) và phần còn lại là hệ thống ống kính.
Khu vực màu đỏ trên bo mạch chủ là DRAM LPDDR4 do Samsung sản xuất đi kèm vi xử lý quad-core Qualcomm Snapdragon 821 (nằm bên dưới)
Một bo mạch nhỏ nằm ở sát mép dưới thiết bị là nơi gắn cổng USB-C và microphone.
Như đã nói ở trên, chúng ta gần như không thấy logo HTC ở trên các thành phần linh kiện của Pixel XL.
Điều này khá tương tự với việc ta không thể tìm thấy cái tên Foxconn trên các mẫu iPhone của Apple.
Tags: #ifixit #news #mổ-xẻ #pixel #google-pixel
Theo nhận định của iFixit, các thành phần dễ tháo rời nhất trên Pixel XL chính là module camera, jack cắm headphone 3.5mm và cổng USB-C nhưng xét một cách tổng thể, mức độ dễ sửa chữa của Pixel XL chỉ đạt 06/10 điểm, thấp hơn 01 điểm so với iPhone 7 nhưng vẫn "dễ thở hơn" so với hai đại diện của nhóm "cực kỳ khó sửa chữa" là Nexus 6P và Samsung Galaxy S7 với điểm số lần lượt là 02/10 và 03/10. Tuy nhiên, iFixit vẫn nhấn mạnh rằng mặc dù khá nhiều thành phần của Pixel XL là rất dễ tháo rời để thay thế nhưng khi đã phải tháo thiết bị ra thì gần như không thể tránh được việc bạn sẽ làm hỏng một thành phần nào đó khác.
Để tháo rời được module màn hình, iFixit phải sử dụng nhiệt để vô hiệu lớp keo dán liên kết trong khoảng 1 phút
Tấm panel OLED và tấm cảm ứng (digitizer) khá dễ tách rời khỏi nhau. Toàn bộ module màn hình này do Samsung sản xuất
Phần khung nằm giữa hai nửa thiêt bị rất mỏng nhưng rất chắc chắn với chất liệu hợp kim magnesium.
Phía bên phải là toàn bộ thành phần chính của máy gồm pin và bo mạch chủ
Pin dung lượng 13,28Wh do HTC sản xuất, lớn hơn nhiều so với pin 11,1Wh của iPhone 7 Plus, nhưng thấp hơn pin 13,86Wh trên Galaxy S7 Edge
Bên trái là module camera chính 12.3MP, các bạn có thể thấy ngay cảm biến (viền tím) và phần còn lại là hệ thống ống kính.
Khu vực màu đỏ trên bo mạch chủ là DRAM LPDDR4 do Samsung sản xuất đi kèm vi xử lý quad-core Qualcomm Snapdragon 821 (nằm bên dưới)
Một bo mạch nhỏ nằm ở sát mép dưới thiết bị là nơi gắn cổng USB-C và microphone.
Như đã nói ở trên, chúng ta gần như không thấy logo HTC ở trên các thành phần linh kiện của Pixel XL.
Điều này khá tương tự với việc ta không thể tìm thấy cái tên Foxconn trên các mẫu iPhone của Apple.
Tags: #ifixit #news #mổ-xẻ #pixel #google-pixel