Các lãnh đạo của BlackBerry vừa có một cuộc họp nhằm công bố tình hình kinh doanh trong Quý 2 vừa qua. Trong số này, có 2 tin tức đáng chú ý đó là việc BlackBerry đã không đạt được lợi nhuận như kỳ vọng, và tiếp đến là hãng này sẽ hoàn toàn thuê đơn vị ngoài gia công phần cứng (outsource) chứ không trực tiếp sản xuất nữa.
Những thông tin đáng buồn về BlackBerry có lẽ đã trở nên không còn xa lạ với người quan tâm. Nhưng trên thực tế, vẫn có những điểm sáng nhất định trong tình hình kinh doanh và nhân sự của hãng điện thoại Canada.
Theo tin từ Bloomberg, Dâu Đen đã đạt doanh thu 352 triệu USD trong quý vừa qua, thấp hơn so với ước tính ban đầu là 390 triệu USD. Trong số này, doanh thu từ các giải pháp phần mềm chiếm một phần không nhỏ với 156 triệu USD, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn thấp hơn một chút so với quý trước đó (đạt 166 triệu USD). Cổ phiếu của công ty cũng vừa tăng 6%, lên mức 8,35$/cổ phiếu trong phiên giao dịch sớm.
Hệ thống lãnh đạo cũng có sự thay đổi khi Giám đốc tài chính James Yersh đã được thay thế bởi Steve Capelli, một “người quen” trong công ty cũ Sybase của CEO John Chen. Ngoài ra, BlackBerry cũng vừa đạt được thoả thuận về việc phân phối điện thoại với BB Merah Putih, một công ty Indonesia, nơi mà BlackBerry vẫn còn được ưa chuộng.
Trong cuộc họp, CEO John Chen cũng chính thức chia sẻ về tương lai mảng di động của hãng.
Theo đó, BlackBerry sẽ thực hiện một cuộc cách mạng với tên gọi Mobility Solutions. Hãng sẽ tập trung vào phần mềm, với trọng tâm chính là phát triển một phiên bản tuỳ biến của hệ điều hành Android, kết hợp với việc tung ra các ứng dụng bảo mật nhằm cung cấp cho các nhà sản xuất khác.
Về phần cứng, BlackBerry sẽ thuê ngoài toàn bộ nhằm giảm nhu cầu về vốn cũng như tăng tỷ suất lợi nhuận. DTEK50 là chiếc máy đầu tiên như vậy, một phiên bản khác của mẫu Alcatel Idol 4. Theo tuyên bố của CEO John Chen, tháng Chín là là tháng cuối cùng mà mảng thiết bị của BlackBerry chứng kiến tình trạng thua lỗ.
Tags: #blackberry #blackberry-dtek50 #news
Những thông tin đáng buồn về BlackBerry có lẽ đã trở nên không còn xa lạ với người quan tâm. Nhưng trên thực tế, vẫn có những điểm sáng nhất định trong tình hình kinh doanh và nhân sự của hãng điện thoại Canada.
Theo tin từ Bloomberg, Dâu Đen đã đạt doanh thu 352 triệu USD trong quý vừa qua, thấp hơn so với ước tính ban đầu là 390 triệu USD. Trong số này, doanh thu từ các giải pháp phần mềm chiếm một phần không nhỏ với 156 triệu USD, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn thấp hơn một chút so với quý trước đó (đạt 166 triệu USD). Cổ phiếu của công ty cũng vừa tăng 6%, lên mức 8,35$/cổ phiếu trong phiên giao dịch sớm.
Hệ thống lãnh đạo cũng có sự thay đổi khi Giám đốc tài chính James Yersh đã được thay thế bởi Steve Capelli, một “người quen” trong công ty cũ Sybase của CEO John Chen. Ngoài ra, BlackBerry cũng vừa đạt được thoả thuận về việc phân phối điện thoại với BB Merah Putih, một công ty Indonesia, nơi mà BlackBerry vẫn còn được ưa chuộng.
Trong cuộc họp, CEO John Chen cũng chính thức chia sẻ về tương lai mảng di động của hãng.
Theo đó, BlackBerry sẽ thực hiện một cuộc cách mạng với tên gọi Mobility Solutions. Hãng sẽ tập trung vào phần mềm, với trọng tâm chính là phát triển một phiên bản tuỳ biến của hệ điều hành Android, kết hợp với việc tung ra các ứng dụng bảo mật nhằm cung cấp cho các nhà sản xuất khác.
Về phần cứng, BlackBerry sẽ thuê ngoài toàn bộ nhằm giảm nhu cầu về vốn cũng như tăng tỷ suất lợi nhuận. DTEK50 là chiếc máy đầu tiên như vậy, một phiên bản khác của mẫu Alcatel Idol 4. Theo tuyên bố của CEO John Chen, tháng Chín là là tháng cuối cùng mà mảng thiết bị của BlackBerry chứng kiến tình trạng thua lỗ.
Tags: #blackberry #blackberry-dtek50 #news