Khi chuyển bát hương sang nhà mới, sang bàn thờ mới, gia chủ cần tuyệt đối chú ý đến những điều chia sẻ trong bài viết dưới đây để tránh phạm phải các điều cấm kỵ
Có không ít khách hàng khi lựa chọn dịch vụ taxi tải Kiến Vàng đều băn khoăn với thắc mắc có nên chuyển bát hương sang nhà mới hay không, nếu có thì thủ tục chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới như thế nào mới đúng, không phạm phải những điều cấm kỵ trong khi chuyển bát hương… Trong bài viết dưới đây, Kiến Vàng sẽ giúp quý khách hàng giải đáp những thắc mắc này.
Có nên chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới không?
Thờ bát hương Thần Phật, tổ tiên, ông bà… là một trong những tập tục truyền thống có từ lâu đời của người Việt Nam. Đây là một trong những tập tục thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta.
Thông thường, bàn thờ đều được đặt ở vị trí quan trọng nhất trong ngôi nhà, trên mỗi bàn thờ luôn có sự xuất hiện của bát hương – hay còn gọi là bát nhang theo từng vùng miền – cùng với di ảnh của người đã khuất, bộ cốc chén, lư hương, lọ hoa cúng…
Theo các chuyên gia về phong thủy, bát hương không chỉ là một biểu tượng tâm linh mà còn mang đậm ý nghĩa nhân văn khi thể hiện sự tưởng nhớ, lòng thành kính của con cháu với ông bà, tổ tiên. Thông thường trên bàn thờ thường có 3 bát hương đại diện cho Phật, thần linh và gia tiên. Cụ thể:
- Bát hương thờ Phật thường được đặt ở chính giữa, tại vị trí trang trọng nhất. Đây là bát hương gia chủ thờ với mong muốn Đức Phật đại từ đại bi sẽ xá mọi tội lỗi nghiệp oán kiếp tam sinh, độ cho gia chủ luôn bình an, vạn sự như ý.
Thủ tục chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới nhất định phải biết
- Bát hương thờ thần linh cũng thường xuất hiện trên bàn thờ người Việt. Bát hương này được lập để thờ Thổ Công, Thổ thần long mạch và các quan ngự tại mảnh đất, với mong muốn thần linh xua đuổi tà khí, tránh vong linh xấu xâm nhập vào nhà…
- Bát hương thờ gia tiên tiền tổ là bát hương thờ cúng người thân trong gia đình đã mất, cầu mong con cháu được phù hộ độ trì, học hành tấn tới, sức khỏe dồi dào, gặp nhiều may mắn.
Với những ý nghĩa và nguyện ước đi cùng với bát hưởng như vậy, nên rất nhiều gia đình băn khoăn không biết có nên chuyển bát hương khi dọn nhà mới hay không và nếu có thì thủ tục chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới như thế nào.
Theo các chuyên gia phong thủy, các gia chủ có thể tiến hành chuyển bát hương cùng ban thờ từ nhà mới sang nhà cũ. Các gia chủ nên chọn ngày lành tháng tốt (có thể tham khảo thêm tại link http://kienvang.me/xem-ngay-gio-tot ) để tiến hành chuyển bát hương cho may mắn. Trước khi chuyển ban thờ thì cần làm lễ xin dời bát hương.
Để làm lễ xin dời bát hương, bạn cần chuẩn bị mâm lễ cúng bao gồm các món như sau:
· Đĩa hoa cúng, một đĩa trái cây theo mùa
· Tiền vàng, hương nhang, trầu cau, muối nước…
· Một mâm lễ mặn có xôi trắng, gà luộc, thịt mồi luộc
Sau khi chuẩn bị xong mâm cỗ cúng, bạn đặt lên trên bàn thời cũ sau đó đọc bài khấn xin dời bát hương. Bài khấn này sẽ bao gồm tên tuổi, địa chỉ của gia chủ cùng toàn bộ các thành viên trong gia đình, mời Thần Phật, Thổ công và gia tiên về chứng giám và mong muốn dời cùng sang nhà mới.
Khi đã đọc xong bài khấn, bạn đợi cho nhang cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng, hạ mâm lễ xuống và chia lộc cho con cháu. Nếu gia đình có điều kiện thì có thể mời thầy về làm lễ cho trang trọng và đầy đủ nghi thức chuyển bát hương hơn.
Nguồn: http://kienvang.me/tin-tuc/thu-tuc-chuyen-bat-huong-tu-nha-cu-sang-nha-moi-nhat-dinh-phai-biet.html
Có không ít khách hàng khi lựa chọn dịch vụ taxi tải Kiến Vàng đều băn khoăn với thắc mắc có nên chuyển bát hương sang nhà mới hay không, nếu có thì thủ tục chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới như thế nào mới đúng, không phạm phải những điều cấm kỵ trong khi chuyển bát hương… Trong bài viết dưới đây, Kiến Vàng sẽ giúp quý khách hàng giải đáp những thắc mắc này.
Có nên chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới không?
Thờ bát hương Thần Phật, tổ tiên, ông bà… là một trong những tập tục truyền thống có từ lâu đời của người Việt Nam. Đây là một trong những tập tục thể hiện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc ta.
Thông thường, bàn thờ đều được đặt ở vị trí quan trọng nhất trong ngôi nhà, trên mỗi bàn thờ luôn có sự xuất hiện của bát hương – hay còn gọi là bát nhang theo từng vùng miền – cùng với di ảnh của người đã khuất, bộ cốc chén, lư hương, lọ hoa cúng…
Theo các chuyên gia về phong thủy, bát hương không chỉ là một biểu tượng tâm linh mà còn mang đậm ý nghĩa nhân văn khi thể hiện sự tưởng nhớ, lòng thành kính của con cháu với ông bà, tổ tiên. Thông thường trên bàn thờ thường có 3 bát hương đại diện cho Phật, thần linh và gia tiên. Cụ thể:
- Bát hương thờ Phật thường được đặt ở chính giữa, tại vị trí trang trọng nhất. Đây là bát hương gia chủ thờ với mong muốn Đức Phật đại từ đại bi sẽ xá mọi tội lỗi nghiệp oán kiếp tam sinh, độ cho gia chủ luôn bình an, vạn sự như ý.
Thủ tục chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới nhất định phải biết
- Bát hương thờ thần linh cũng thường xuất hiện trên bàn thờ người Việt. Bát hương này được lập để thờ Thổ Công, Thổ thần long mạch và các quan ngự tại mảnh đất, với mong muốn thần linh xua đuổi tà khí, tránh vong linh xấu xâm nhập vào nhà…
- Bát hương thờ gia tiên tiền tổ là bát hương thờ cúng người thân trong gia đình đã mất, cầu mong con cháu được phù hộ độ trì, học hành tấn tới, sức khỏe dồi dào, gặp nhiều may mắn.
Với những ý nghĩa và nguyện ước đi cùng với bát hưởng như vậy, nên rất nhiều gia đình băn khoăn không biết có nên chuyển bát hương khi dọn nhà mới hay không và nếu có thì thủ tục chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới như thế nào.
Theo các chuyên gia phong thủy, các gia chủ có thể tiến hành chuyển bát hương cùng ban thờ từ nhà mới sang nhà cũ. Các gia chủ nên chọn ngày lành tháng tốt (có thể tham khảo thêm tại link http://kienvang.me/xem-ngay-gio-tot ) để tiến hành chuyển bát hương cho may mắn. Trước khi chuyển ban thờ thì cần làm lễ xin dời bát hương.
Để làm lễ xin dời bát hương, bạn cần chuẩn bị mâm lễ cúng bao gồm các món như sau:
· Đĩa hoa cúng, một đĩa trái cây theo mùa
· Tiền vàng, hương nhang, trầu cau, muối nước…
· Một mâm lễ mặn có xôi trắng, gà luộc, thịt mồi luộc
Sau khi chuẩn bị xong mâm cỗ cúng, bạn đặt lên trên bàn thời cũ sau đó đọc bài khấn xin dời bát hương. Bài khấn này sẽ bao gồm tên tuổi, địa chỉ của gia chủ cùng toàn bộ các thành viên trong gia đình, mời Thần Phật, Thổ công và gia tiên về chứng giám và mong muốn dời cùng sang nhà mới.
Khi đã đọc xong bài khấn, bạn đợi cho nhang cháy hết 2/3 là có thể hóa vàng, hạ mâm lễ xuống và chia lộc cho con cháu. Nếu gia đình có điều kiện thì có thể mời thầy về làm lễ cho trang trọng và đầy đủ nghi thức chuyển bát hương hơn.
Nguồn: http://kienvang.me/tin-tuc/thu-tuc-chuyen-bat-huong-tu-nha-cu-sang-nha-moi-nhat-dinh-phai-biet.html