Hình ảnh các cửa hiệu gà rán KFC đã quá quen thuộc đối với người dân trên thế giới, nhưng có lẽ ít người biết về câu chuyện cuộc đời của ông Harland Sander - người sáng lập ra chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh KFC.
Nhìn nhận về cách ông Harland Sander thành công có thể sẽ thay đổi suy nghĩ trong tâm trí của nhiều người về việc kinh doanh và bắt đầu khởi nghiệp. Không nhiều tiền, không có văn phòng và bất kỳ nhân viên nào ngoài người vợ thân yêu, ông vẫn theo đuổi niềm đam mê của mình.
Không sinh ra trong một gia đình giàu có, Harland Sander mồ côi cha năm 6 tuổi. Năm 1896, thân phụ của ông Harland qua đời nên người mẹ phải lao động để trang trải cho gia đình. Vào cái tuổi lên 6, cậu bé Harland đã phải lo lắng việc chăm sóc cho các em nhỏ của mình và làm rất nhiều công việc bếp núc. Một năm sau đó cậu đã thành thạo một vài món ăn địa phương.
Trong suốt quãng đường trưởng thành, Harland Sander gặp không ít biến cố, 16 tuổi rời trường lớp, 17 tuổi bị đuổi việc lần thứ 4, 18 tuổi kết hôn và sau đó tuổi tiếp tục bị đuổi khi làm công nhân đường sắt, Harland Sander đi lính kết quả vẫn bị đuổi. Cho đến năm 19 tuổi, ông làm cha nhưng 1 năm sau độ vợ bỏ và mang theo đưa con.
Sau đó Harland Sander làm đầu bếp kiêm rửa chén tại một quán cafe nhỏ, nảy sinh ra ý tưởng bắt cóc con gái nhưng cũng thất bại, tuy nhiên lần này người vợ đã chấp nhận trở về sau khi ông thuyết phục. 40 tuổi mua được nhà trọ và quán cafe để bắt đầu từ đam mêm nấu nướng, dần dần nổi tiếng trong bang Kentucky.
Tuy nhiên, đến năm 1950, một dự án về đường cao tốc liên bang và sự xuống dốc của nền kinh tế buộc Sanders phải bán lại cơ nghiệp ở Corbin, tiểu bang Kentucky, với số tiền chỉ vừa đủ để đóng thuế. Tự tin vào hương vị món ăn của mình nên tuy đã vào tuổi 60, với 105 USD tiền trợ cấp xã hội nhận được, ông vẫn lên đường bán những gói gia vị và cách chế biến gà rán đồng nhất cho những chủ nhà hàng nằm độc lập trên toàn nước Mỹ.
Trong chuyến đi dọc đất nước, Sanders đã bị từ chối 1.009 lần. Ban đầu, chỉ một số ít ông chủ nhà hàng thấy họ có lợi nếu mua công thức mà Sanders đang bán. Dave Thomas, sau này là người lập ra Wendy - chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh chuyên về bánh hamburgers, là một trong những khách hàng đầu tiên của Sanders. Nhưng không phải dễ dàng mà Sanders có được mối quan hệ làm ăn đó. "Lúc đầu, tôi rất băn khoăn về việc tại sao chúng tôi lại mất tiền cho một ông già như thế", Dave kể. Tuy nhiên, lòng đam mê và sự kiên định của Sanders đã thuyết phục được Thomas và hàng trăm cơ sở kinh doanh khác.
Năm 1955, tự tin với chất lượng món gà rán của mình, ông tự phát triển và thành lập doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu. Xấp xỉ 10 năm sau, Sanders đã có hơn 600 franchise ở Mỹ và ở Canada. Năm 1964 ông đã bán phần lợi nhuận 2 triệu USD của mình trong công ty Mỹ cho một nhóm các nhà đầu tư, trong đó có John Y. Brown JR, người sau này trở thành thống đốc bang Kentucky.
Năm 1964, ở tuổi 74, Sanders có hơn 600 đại lý kinh doanh thịt gà ở Mỹ và Canada. Khi mất ở tuổi 90, ông đã du lịch 250.000 dặm mỗi năm để ghé thăm những cửa hàng ăn KFC trên khắp thế giới.
Tags: #kfc #gà-rán #news
Nhìn nhận về cách ông Harland Sander thành công có thể sẽ thay đổi suy nghĩ trong tâm trí của nhiều người về việc kinh doanh và bắt đầu khởi nghiệp. Không nhiều tiền, không có văn phòng và bất kỳ nhân viên nào ngoài người vợ thân yêu, ông vẫn theo đuổi niềm đam mê của mình.
Không sinh ra trong một gia đình giàu có, Harland Sander mồ côi cha năm 6 tuổi. Năm 1896, thân phụ của ông Harland qua đời nên người mẹ phải lao động để trang trải cho gia đình. Vào cái tuổi lên 6, cậu bé Harland đã phải lo lắng việc chăm sóc cho các em nhỏ của mình và làm rất nhiều công việc bếp núc. Một năm sau đó cậu đã thành thạo một vài món ăn địa phương.
Trong suốt quãng đường trưởng thành, Harland Sander gặp không ít biến cố, 16 tuổi rời trường lớp, 17 tuổi bị đuổi việc lần thứ 4, 18 tuổi kết hôn và sau đó tuổi tiếp tục bị đuổi khi làm công nhân đường sắt, Harland Sander đi lính kết quả vẫn bị đuổi. Cho đến năm 19 tuổi, ông làm cha nhưng 1 năm sau độ vợ bỏ và mang theo đưa con.
Sau đó Harland Sander làm đầu bếp kiêm rửa chén tại một quán cafe nhỏ, nảy sinh ra ý tưởng bắt cóc con gái nhưng cũng thất bại, tuy nhiên lần này người vợ đã chấp nhận trở về sau khi ông thuyết phục. 40 tuổi mua được nhà trọ và quán cafe để bắt đầu từ đam mêm nấu nướng, dần dần nổi tiếng trong bang Kentucky.
Tuy nhiên, đến năm 1950, một dự án về đường cao tốc liên bang và sự xuống dốc của nền kinh tế buộc Sanders phải bán lại cơ nghiệp ở Corbin, tiểu bang Kentucky, với số tiền chỉ vừa đủ để đóng thuế. Tự tin vào hương vị món ăn của mình nên tuy đã vào tuổi 60, với 105 USD tiền trợ cấp xã hội nhận được, ông vẫn lên đường bán những gói gia vị và cách chế biến gà rán đồng nhất cho những chủ nhà hàng nằm độc lập trên toàn nước Mỹ.
Trong chuyến đi dọc đất nước, Sanders đã bị từ chối 1.009 lần. Ban đầu, chỉ một số ít ông chủ nhà hàng thấy họ có lợi nếu mua công thức mà Sanders đang bán. Dave Thomas, sau này là người lập ra Wendy - chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh chuyên về bánh hamburgers, là một trong những khách hàng đầu tiên của Sanders. Nhưng không phải dễ dàng mà Sanders có được mối quan hệ làm ăn đó. "Lúc đầu, tôi rất băn khoăn về việc tại sao chúng tôi lại mất tiền cho một ông già như thế", Dave kể. Tuy nhiên, lòng đam mê và sự kiên định của Sanders đã thuyết phục được Thomas và hàng trăm cơ sở kinh doanh khác.
Năm 1955, tự tin với chất lượng món gà rán của mình, ông tự phát triển và thành lập doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu. Xấp xỉ 10 năm sau, Sanders đã có hơn 600 franchise ở Mỹ và ở Canada. Năm 1964 ông đã bán phần lợi nhuận 2 triệu USD của mình trong công ty Mỹ cho một nhóm các nhà đầu tư, trong đó có John Y. Brown JR, người sau này trở thành thống đốc bang Kentucky.
Năm 1964, ở tuổi 74, Sanders có hơn 600 đại lý kinh doanh thịt gà ở Mỹ và Canada. Khi mất ở tuổi 90, ông đã du lịch 250.000 dặm mỗi năm để ghé thăm những cửa hàng ăn KFC trên khắp thế giới.
Tags: #kfc #gà-rán #news