Đang có những dấu hiệu cho thấy công cụ trình duyệt và tìm kiếm Cốc Cốc có vẻ như đã không còn là sở hữu của người Việt Nam nữa. Mới đây trang CafeF đã cho đăng tải những thông tin nghi vấn xoay quanh việc phải chăng các nhà sáng lập Cốc Cốc đã từ bỏ và dần rơì khỏi công ty này.
Những nghi vấn này bắt nguồn từ thời điểm tháng 3/2015, khi mà công cụ trình duyệt và tìm kiếm Cốc Cốc nhận được khoản đầu tư trị giá 14 triệu USD từ tập đoàn truyền thông Hubert Burda Media của Đức. Có một điều đặc biệt là người ta không tiết lộ khoản tiền này đem đến cho Hubert Burda Media bao nhiêu % cổ phần tại doanh nghiệp của Việt Nam.
Sự việc bắt đầu được chú ý hơn khi đến tháng 10/2015, trang Deal Street Asia đã đặt câu hỏi về việc phải chăng các sáng lập viên của Cốc Cốc đang rời khỏi công ty và bán đi cổ phần của mình.
Cốc Cốc là kết quả của sự hợp tác giữa 3 nhà đồng sáng lập là ông Phạm Văn thanh, ông Nguyễn Đức Bình và ông Nguyễn Đức Ngọc. Chỉ sau 3 năm ra đời và phát triển, Cốc Cốc đã có một lượng người dùng khổng lồ và là trình duyệt có thị phần lớn thứ 2 tại Việt Nam, chỉ sau trình duyệt Chrome của Google.
3 nhà đồng sáng lập Cốc Cốc.
Nguồn tin từ phía CafeF khẳng định đã có sự sang tên đổi chủ của Cốc Cốc ở thời điểm tháng 12/2015. Theo đó, 99,75% vốn điều lệ của Công ty TNHH Cốc Cốc – đơn vị chủ quản của hệ thống Cốc Cốc – đã thuộc về công ty Coc Coc Pte Ltd có trụ sở tại Singapore nắm giữ. Phần còn lại thuộc về Công ty TNHH Công nghệ và Quảng cáo trực tuyến BNT – pháp nhân có cùng địa chỉ với trụ sở chính của Cốc Cốc tại Hà Nội. Hiện Cốc Cốc có vốn điều lệ 380,6 tỷ đồng.
Hiện tại, cũng có một số nghi vấn đưa ra về việc rất có thể công ty Coc Coc Pte Ltd chỉ là một công ty vỏ bọc (shell company) của Cốc Cốc tại thiên đường thuế Singapore.
Tags: #cốc-cốc #browser #news
Những nghi vấn này bắt nguồn từ thời điểm tháng 3/2015, khi mà công cụ trình duyệt và tìm kiếm Cốc Cốc nhận được khoản đầu tư trị giá 14 triệu USD từ tập đoàn truyền thông Hubert Burda Media của Đức. Có một điều đặc biệt là người ta không tiết lộ khoản tiền này đem đến cho Hubert Burda Media bao nhiêu % cổ phần tại doanh nghiệp của Việt Nam.
Sự việc bắt đầu được chú ý hơn khi đến tháng 10/2015, trang Deal Street Asia đã đặt câu hỏi về việc phải chăng các sáng lập viên của Cốc Cốc đang rời khỏi công ty và bán đi cổ phần của mình.
Cốc Cốc là kết quả của sự hợp tác giữa 3 nhà đồng sáng lập là ông Phạm Văn thanh, ông Nguyễn Đức Bình và ông Nguyễn Đức Ngọc. Chỉ sau 3 năm ra đời và phát triển, Cốc Cốc đã có một lượng người dùng khổng lồ và là trình duyệt có thị phần lớn thứ 2 tại Việt Nam, chỉ sau trình duyệt Chrome của Google.
3 nhà đồng sáng lập Cốc Cốc.
Nguồn tin từ phía CafeF khẳng định đã có sự sang tên đổi chủ của Cốc Cốc ở thời điểm tháng 12/2015. Theo đó, 99,75% vốn điều lệ của Công ty TNHH Cốc Cốc – đơn vị chủ quản của hệ thống Cốc Cốc – đã thuộc về công ty Coc Coc Pte Ltd có trụ sở tại Singapore nắm giữ. Phần còn lại thuộc về Công ty TNHH Công nghệ và Quảng cáo trực tuyến BNT – pháp nhân có cùng địa chỉ với trụ sở chính của Cốc Cốc tại Hà Nội. Hiện Cốc Cốc có vốn điều lệ 380,6 tỷ đồng.
Hiện tại, cũng có một số nghi vấn đưa ra về việc rất có thể công ty Coc Coc Pte Ltd chỉ là một công ty vỏ bọc (shell company) của Cốc Cốc tại thiên đường thuế Singapore.
Nguồn Techz
Tags: #cốc-cốc #browser #news