Thế giới luôn cần những sự đột phá để phát triển, và thị trường di động cũng vậy. Có rất nhiều hãng điện thoại muốn sử dụng từ “đột phá” để diễn tả các công nghệ trong sản phẩm của mình, nhưng hầu hết chúng đều không xứng đáng.
Nhưng nhìn lại qua khứ 5 năm trước, chúng ta cũng có những công nghệ mang tính cách mạng và truyền lửa cho những thế hệ sau. Có thể điểm danh qua những công nghệ đó chính là: cảm biến vân tay, sạc nhanh và sạc không dây, màn hình độ phân giải cực cao, công nghệ camera mới và màn hình cong.
Cảm biến vân tay
Một trong những thứ khiến người dùng nghĩ đến nhiều nhất khi nói về những đột phá công nghệ di động chính là cảm biến vân tay. Tuy không phải là hãng đầu tiên tích hợp cảm biến vân tay lên smartphone nhưng Apple chính là hãng đã làm cho công nghệ này trở nên phổ biến khi ra mắt chiếc iPhone 5s có Touch ID. Hiện nay, hầu hết những chiếc điện thoại cao cấp trên thị trường đều được trang bị công nghệ này.
Cảm biến vân tay sẽ giúp tăng tính bảo mật cho điện thoại lên rất nhiều, bạn không cần phải quá lo lắng khi vô tình đánh rơi chiếc điện thoại, những người nhặt được sẽ không thể truy cập vào máy khi không có dấu vân tay của bạn. Không những thế, nó còn góp phần quan trong trọng việc thúc đẩy hệ thống thanh toán qua di động như Android Pay, Apple Pay và Samsung Pay, vì tất cả đều phải nhờ vào cảm biến vân tay.
Công nghệ sạc nhanh và sạc không dây
Trong quá khứ xa xưa về trước, các hãng sản xuất đã đưa ra nhiều cách để sạc điện thoại nhanh hơn, nhưng mãi đến khi Qualcomm giới thiệu công nghệ QuickCharge thì sạc nhanh mới trở thành một tiêu chuẩn trong thị trường di động. Công nghệ này có thể giúp những chiếc smartphone có dung lượng pin lớn như Samsung Galaxy S7 có thể sạc đầy chỉ trong dưới 2 tiếng, và khi cần sử dụng điện thoại gấp mà hết pin thì người dùng chỉ cần sạc khoảng hơn 15p là đã có thể yên tâm ra đường.
Bên cạnh sạc nhanh thì sạc không dây cũng là một công nghệ đang được quan tâm, và Samsung là hãng đang dẫn đầu trong công nghệ này với các dòng Galaxy cao cấp. Sạc không dây sẽ giúp bạn quên đi sự phiền hà khi mỗi lần sạc là phải đi kiếm dây cáp, thay vào đó bạn chỉ cần đặt thiết bị lên bộ sạc là xong. Hiện tại thì công nghệ này vẫn còn điểm yếu là thời gian sạc khá lâu so với các sạc bằng dây truyền thống.
Màn hình độ phân giải cực cao
iPhone chiếc điện thoại cao cấp duy nhất hiện nay không được trang bị màn hình độ phân giải Quad HD. Nhưng chiếc iPhone 6s với màn hình 4.7” độ phân giải 750 x 1334 pixel đã là rất sắc nét rồi, chỉ khi bạn “soi” thật kỹ thì mới thấy được các điểm ảnh thôi. Còn trên những chiến Android cao cấp với màn hình 1440 x 2560 pixel, bạn khó có thể “soi” được những điểm ảnh trên màn hình.
Những màn hình độ phân giải cao thường ngốn khá nhiều năng lượng và hiệu năng của máy, nhưng với công nghệ hiện nay thì những nhà sản xuất bộ xử lý đã giải quyết được vấn đề này. Các hãng điện thoại đã có thể tạm dừng cuộc đua độ phân giải mà chuyển qua chăm chút cho màu sắc màn hình được rồi.
Camera: công nghệ OIS, quay video 4K, lấy nét nhanh
Camera trên điện thoại đã được cải tiến rất nhiều trong thời đại smartphone, tạm bỏ qua những thông số kỹ thuật rắc rối, ta có thể điểm danh ba công nghệ quan trọng hiện nay trên camera chính là chống rung quang học (OIS), quay video 4K và lấy nét nhanh.
Chống rung quang học là công nghệ được giới thiệu lần đầu trên điện thoại bởi cựu hoàng Nokia, và hiện nay được hầu hết các hãng điện thoại Android sử dụng trên các sảm phẩm cao cấp của mình, công nghệ này sẽ giúp cải thiện đáng kể độ sắc nét của hình ảnh khi chụp và quay phim, nhất là trong điều kiện ánh sáng kém. Còn công nghệ quay video 4K vốn cũng đang trở thành tiêu chuẩn tối thiểu trên những chiếc smartphone ngày nay sẽ cho phép quay video có độ phân giải cực cao, rất thuận tiện để zoom kỹ thuật số. Cuối cùng là công nghệ lấy nét nhanh, các hãng nổi tiếng thường có công nghệ lấy nét nhanh của riêng mình, có thể kể đến Dual Pixel trên S7 của Samsung, hay lấy nét tự động bằng laser trên các dòng LG G, hoặc phase-detection pixel trên nhiều điện thoại cao cấp khác.
Màn hình cong
Công nghệ màn hình cong hiện đang có những bước tiến chậm mà chắc. Samsung với chiếc Galaxy S6 edge đã khiến cho mọi người chú ý đến màn hình cong trên điện thoại, và năm nay, Galaxy S7 edge với những cải tiến về tính năng và giao diện đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía người dùng.
Nếu bạn đang mong chờ một thiết bị có màn hình cong dẻo để uốn quanh cổ tay thì có lẽ phải chờ đợi thêm nữa, nhưng hiện tại thì nhiều hãng cũng đã bắt tay vào nghiên cứu nó, vấn đề chỉ là thời gian và nhu cầu của thị trường như thế nào.
Tags: #apple #samsung #android #news #galaxy-edge #iphone
Nhưng nhìn lại qua khứ 5 năm trước, chúng ta cũng có những công nghệ mang tính cách mạng và truyền lửa cho những thế hệ sau. Có thể điểm danh qua những công nghệ đó chính là: cảm biến vân tay, sạc nhanh và sạc không dây, màn hình độ phân giải cực cao, công nghệ camera mới và màn hình cong.
Cảm biến vân tay
Một trong những thứ khiến người dùng nghĩ đến nhiều nhất khi nói về những đột phá công nghệ di động chính là cảm biến vân tay. Tuy không phải là hãng đầu tiên tích hợp cảm biến vân tay lên smartphone nhưng Apple chính là hãng đã làm cho công nghệ này trở nên phổ biến khi ra mắt chiếc iPhone 5s có Touch ID. Hiện nay, hầu hết những chiếc điện thoại cao cấp trên thị trường đều được trang bị công nghệ này.
Cảm biến vân tay sẽ giúp tăng tính bảo mật cho điện thoại lên rất nhiều, bạn không cần phải quá lo lắng khi vô tình đánh rơi chiếc điện thoại, những người nhặt được sẽ không thể truy cập vào máy khi không có dấu vân tay của bạn. Không những thế, nó còn góp phần quan trong trọng việc thúc đẩy hệ thống thanh toán qua di động như Android Pay, Apple Pay và Samsung Pay, vì tất cả đều phải nhờ vào cảm biến vân tay.
Công nghệ sạc nhanh và sạc không dây
Trong quá khứ xa xưa về trước, các hãng sản xuất đã đưa ra nhiều cách để sạc điện thoại nhanh hơn, nhưng mãi đến khi Qualcomm giới thiệu công nghệ QuickCharge thì sạc nhanh mới trở thành một tiêu chuẩn trong thị trường di động. Công nghệ này có thể giúp những chiếc smartphone có dung lượng pin lớn như Samsung Galaxy S7 có thể sạc đầy chỉ trong dưới 2 tiếng, và khi cần sử dụng điện thoại gấp mà hết pin thì người dùng chỉ cần sạc khoảng hơn 15p là đã có thể yên tâm ra đường.
Bên cạnh sạc nhanh thì sạc không dây cũng là một công nghệ đang được quan tâm, và Samsung là hãng đang dẫn đầu trong công nghệ này với các dòng Galaxy cao cấp. Sạc không dây sẽ giúp bạn quên đi sự phiền hà khi mỗi lần sạc là phải đi kiếm dây cáp, thay vào đó bạn chỉ cần đặt thiết bị lên bộ sạc là xong. Hiện tại thì công nghệ này vẫn còn điểm yếu là thời gian sạc khá lâu so với các sạc bằng dây truyền thống.
Màn hình độ phân giải cực cao
iPhone chiếc điện thoại cao cấp duy nhất hiện nay không được trang bị màn hình độ phân giải Quad HD. Nhưng chiếc iPhone 6s với màn hình 4.7” độ phân giải 750 x 1334 pixel đã là rất sắc nét rồi, chỉ khi bạn “soi” thật kỹ thì mới thấy được các điểm ảnh thôi. Còn trên những chiến Android cao cấp với màn hình 1440 x 2560 pixel, bạn khó có thể “soi” được những điểm ảnh trên màn hình.
Những màn hình độ phân giải cao thường ngốn khá nhiều năng lượng và hiệu năng của máy, nhưng với công nghệ hiện nay thì những nhà sản xuất bộ xử lý đã giải quyết được vấn đề này. Các hãng điện thoại đã có thể tạm dừng cuộc đua độ phân giải mà chuyển qua chăm chút cho màu sắc màn hình được rồi.
Camera: công nghệ OIS, quay video 4K, lấy nét nhanh
Camera trên điện thoại đã được cải tiến rất nhiều trong thời đại smartphone, tạm bỏ qua những thông số kỹ thuật rắc rối, ta có thể điểm danh ba công nghệ quan trọng hiện nay trên camera chính là chống rung quang học (OIS), quay video 4K và lấy nét nhanh.
Chống rung quang học là công nghệ được giới thiệu lần đầu trên điện thoại bởi cựu hoàng Nokia, và hiện nay được hầu hết các hãng điện thoại Android sử dụng trên các sảm phẩm cao cấp của mình, công nghệ này sẽ giúp cải thiện đáng kể độ sắc nét của hình ảnh khi chụp và quay phim, nhất là trong điều kiện ánh sáng kém. Còn công nghệ quay video 4K vốn cũng đang trở thành tiêu chuẩn tối thiểu trên những chiếc smartphone ngày nay sẽ cho phép quay video có độ phân giải cực cao, rất thuận tiện để zoom kỹ thuật số. Cuối cùng là công nghệ lấy nét nhanh, các hãng nổi tiếng thường có công nghệ lấy nét nhanh của riêng mình, có thể kể đến Dual Pixel trên S7 của Samsung, hay lấy nét tự động bằng laser trên các dòng LG G, hoặc phase-detection pixel trên nhiều điện thoại cao cấp khác.
Màn hình cong
Công nghệ màn hình cong hiện đang có những bước tiến chậm mà chắc. Samsung với chiếc Galaxy S6 edge đã khiến cho mọi người chú ý đến màn hình cong trên điện thoại, và năm nay, Galaxy S7 edge với những cải tiến về tính năng và giao diện đã nhận được nhiều đánh giá tích cực từ phía người dùng.
Nếu bạn đang mong chờ một thiết bị có màn hình cong dẻo để uốn quanh cổ tay thì có lẽ phải chờ đợi thêm nữa, nhưng hiện tại thì nhiều hãng cũng đã bắt tay vào nghiên cứu nó, vấn đề chỉ là thời gian và nhu cầu của thị trường như thế nào.
Tham khảo: PhoneArena
Tags: #apple #samsung #android #news #galaxy-edge #iphone