Tính cho đến hiện tại thì thị trường smartphone đã gần như đang trở nên bão hòa với hằng hà sa số các chiếc điện thoại cao cấp có mặt trên thị trường, nhưng không có một thiết bị nào xứng đáng gọi là "cột mốc công nghệ."
Chúng ta có thể điểm mặt một số điện thoại nổi tiếng hiện nay như iPhone SE, chiếc smartphone góp phần đa dạng hóa các sản phẩm của Apple, hay Galaxy S7 với khả năng chống nước đáng khâm phục, LG G5 với thiết kế module lạ mắt, và HTC 10 - một chiếc điện thoại chạy Android thuần. Nhưng nhìn chung, vẫn không có một thiết bị nào khiến người dùng có thể bất ngờ với hiệu năng đáng ngạc nhiên hay thời lượng dùng pin bứt phá.
Những chiếc điện thoại ngày nay chỉ là một phiên bản nâng cấp của các mẫu smartphone tiền nhiệm, và chúng có rất nhiều điểm giống nhau. Các chiếc smartphone Android thường chỉ dùng chung một bộ xử lý. Tất cả các chiếc flagship đều có khả năng sạc nhanh lên đến 50% pin chỉ trong vài phút. Và tất cả đều có màn hình Quad HD 1440p ấn tượng. Còn về thiết kế thì quanh đi quẩn lại ta cũng chỉ thấy kim loại, rồi thì kính và kim loại.
Từng có một thời smartphone chạy đua nhau về thiết kế
Điểm khác biệt duy nhất của các chiếc smartphone giờ đây nằm ở những chi tiết phụ thêm. Như cái này có chống nước, cái kia có khe cắm phụ kiện; cái này có giao diện TouchWiz còn cái nọ thì đi theo Android gốc. Một số ít điện thoại vẫn còn khiến ta cảm thấy “kích thích” là các chiếc có những tính năng và thiết kế vô cùng đặc biệt và có phần “dị” (hoặc các thứ có gắn mác Apple).
Giờ đây, bạn có thể thấy đầy những chiếc smartphone màn hình từ Full HD trở lên, "chơi" mượt mà các bộ phim độ phân giải cao, với độ phản hồi rất nhanh. Vào 4 năm trước thì gần một nửa số smartphone trên thị trường đều thuộc hàng “thảm họa”, bạn còn khó có thể nhập password một cách nhanh chóng, đừng nói đến là chơi game. Còn bây giờ, cũng không ngoa nếu nói rằng việc tìm một chiếc smartphone cực kỳ tệ còn khó hơn là kiếm vài chiếc smartphone tốt.
Với xu hướng thiết kế đã được định hình, các dòng máy về sau đa phần chỉ cải tiến một chút về cấu hình, pin thì bạn cũng không cần phải thường xuyên đổi điện thoại. Những chiếc flagship ngày nay thường có mức giá không hề dễ chịu và việc bạn không cần nâng cấp điện thoại sẽ giúp tiết kiệm được một số tiền kha khá.
Khi mà các nhà sản xuất đang dần trở nên “lười biếng” thì khách hàng sẽ dần dần khiến họ phải thay đổi. Apple hiện đang trong tình trạng tăng trưởng doanh số bán hàng cực chậm do người dùng đang cảm thấy nhàm chán với iPhone, và cả Samsung cũng thế.
Điều này đã từng xảy ra trước đây. Vào năm 1998, tất cả các máy tính đều có thiết kế cồng kềnh như nhau. Sau đó, khi Steve Jobs trở lại Apple và tạo ra chiếc iMac đầu tiên và tiếp theo là những iPod, iPhone - tất cả những sự thay đổi này đã khiến cả thế giới sửng sốt. Lúc này, thiết kế (và màu sắc) của sản phẩm đã được thừa nhận là một phần quan trọng để thành công. Mọi người đã bắt đầu cảm thấy thích thú với những chiếc máy tính.
Dĩ nhiên là chúng ta không cần phải có các chiếc điện thoại siêu phẩm xanh xanh, hồng hồng hay thập cẩm các loại màu để thúc đẩy sự phát triển của smartphone. Như vậy thì có lẽ mọi chuyện còn khủng khiếp hơn. Nhưng thật sự các hãng điện thoại cần phải là một cái gì đó mới mẻ, sau một quá trình nâng cấp điện thoại nhàm chán với quá trình thêm chỗ này, nâng chỗ nọ, cải thiện chút sức mạnh, phóng to rồi thu nhỏ, hết kính rồi nhôm, hết nhôm rồi kính. Nếu không nhanh chóng tìm cách bứt phá khỏi “vùng an toàn”, thì có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ không màng đến việc nâng cấp chiếc điện thoại đã 1,2 năm tuổi của mình đâu (ngoại trừ trường hợp có điều kiện kinh tế thì cứ chiến hết).
Tags: #htc #android #ios #smartphone #iphone #galaxy #iphone-se #galaxy-s7 #htc-10 #lg-g5 #news
Chúng ta có thể điểm mặt một số điện thoại nổi tiếng hiện nay như iPhone SE, chiếc smartphone góp phần đa dạng hóa các sản phẩm của Apple, hay Galaxy S7 với khả năng chống nước đáng khâm phục, LG G5 với thiết kế module lạ mắt, và HTC 10 - một chiếc điện thoại chạy Android thuần. Nhưng nhìn chung, vẫn không có một thiết bị nào khiến người dùng có thể bất ngờ với hiệu năng đáng ngạc nhiên hay thời lượng dùng pin bứt phá.
Những chiếc điện thoại ngày nay chỉ là một phiên bản nâng cấp của các mẫu smartphone tiền nhiệm, và chúng có rất nhiều điểm giống nhau. Các chiếc smartphone Android thường chỉ dùng chung một bộ xử lý. Tất cả các chiếc flagship đều có khả năng sạc nhanh lên đến 50% pin chỉ trong vài phút. Và tất cả đều có màn hình Quad HD 1440p ấn tượng. Còn về thiết kế thì quanh đi quẩn lại ta cũng chỉ thấy kim loại, rồi thì kính và kim loại.
Từng có một thời smartphone chạy đua nhau về thiết kế
Điểm khác biệt duy nhất của các chiếc smartphone giờ đây nằm ở những chi tiết phụ thêm. Như cái này có chống nước, cái kia có khe cắm phụ kiện; cái này có giao diện TouchWiz còn cái nọ thì đi theo Android gốc. Một số ít điện thoại vẫn còn khiến ta cảm thấy “kích thích” là các chiếc có những tính năng và thiết kế vô cùng đặc biệt và có phần “dị” (hoặc các thứ có gắn mác Apple).
Giờ đây, bạn có thể thấy đầy những chiếc smartphone màn hình từ Full HD trở lên, "chơi" mượt mà các bộ phim độ phân giải cao, với độ phản hồi rất nhanh. Vào 4 năm trước thì gần một nửa số smartphone trên thị trường đều thuộc hàng “thảm họa”, bạn còn khó có thể nhập password một cách nhanh chóng, đừng nói đến là chơi game. Còn bây giờ, cũng không ngoa nếu nói rằng việc tìm một chiếc smartphone cực kỳ tệ còn khó hơn là kiếm vài chiếc smartphone tốt.
Với xu hướng thiết kế đã được định hình, các dòng máy về sau đa phần chỉ cải tiến một chút về cấu hình, pin thì bạn cũng không cần phải thường xuyên đổi điện thoại. Những chiếc flagship ngày nay thường có mức giá không hề dễ chịu và việc bạn không cần nâng cấp điện thoại sẽ giúp tiết kiệm được một số tiền kha khá.
Khi mà các nhà sản xuất đang dần trở nên “lười biếng” thì khách hàng sẽ dần dần khiến họ phải thay đổi. Apple hiện đang trong tình trạng tăng trưởng doanh số bán hàng cực chậm do người dùng đang cảm thấy nhàm chán với iPhone, và cả Samsung cũng thế.
Điều này đã từng xảy ra trước đây. Vào năm 1998, tất cả các máy tính đều có thiết kế cồng kềnh như nhau. Sau đó, khi Steve Jobs trở lại Apple và tạo ra chiếc iMac đầu tiên và tiếp theo là những iPod, iPhone - tất cả những sự thay đổi này đã khiến cả thế giới sửng sốt. Lúc này, thiết kế (và màu sắc) của sản phẩm đã được thừa nhận là một phần quan trọng để thành công. Mọi người đã bắt đầu cảm thấy thích thú với những chiếc máy tính.
Dĩ nhiên là chúng ta không cần phải có các chiếc điện thoại siêu phẩm xanh xanh, hồng hồng hay thập cẩm các loại màu để thúc đẩy sự phát triển của smartphone. Như vậy thì có lẽ mọi chuyện còn khủng khiếp hơn. Nhưng thật sự các hãng điện thoại cần phải là một cái gì đó mới mẻ, sau một quá trình nâng cấp điện thoại nhàm chán với quá trình thêm chỗ này, nâng chỗ nọ, cải thiện chút sức mạnh, phóng to rồi thu nhỏ, hết kính rồi nhôm, hết nhôm rồi kính. Nếu không nhanh chóng tìm cách bứt phá khỏi “vùng an toàn”, thì có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ không màng đến việc nâng cấp chiếc điện thoại đã 1,2 năm tuổi của mình đâu (ngoại trừ trường hợp có điều kiện kinh tế thì cứ chiến hết).
Theo: Gizmodo
Tags: #htc #android #ios #smartphone #iphone #galaxy #iphone-se #galaxy-s7 #htc-10 #lg-g5 #news