Facebook hôm nay đã mở bộ hàm API cho phép các doanh nghiệp xây dựng một con bot tự động chat tích hợp với Facebook Messenger. Những con bot này có khả năng phản hồi lại tin nhắn của người dùng, phù hợp cho các mục đích hỗ trợ khách hàng, cung cấp thông tin sản phẩm, đặt bàn, đặt phòng khách sạn, mua đồ trên các dịch vụ thương mại điện tử, cập nhật tin tức mới...
Facebook đưa ra một số ví dụ: công ty 1-800-Flowers ở Mỹ cho phép bạn đặt và gửi hoa tới người thân chỉ bằng cách nhắn tên Facebook cho con bot của họ, hay bot của CNN thì gửi các tin tức hấp dẫn đến bạn tùy theo sở thích của riêng bạn và bỏ qua những mẫu tin bạn không quan tâm. Bằng cách này, Facebook có thể tăng độ trung thành của người dùng với dịch vụ chat của mình. Hiện tại một số dịch vụ chat khác như Kik, Line và Telegram cũng có nền tảng bot riêng.
Để vận hành được nền tảng bot đó, Facebook đã nhờ đến hệ thống machine learning của mình để xử lý ngôn ngữ tự nhiên, vậy nên người dùng không cần gõ theo cú pháp nào nhất định mà có thể chat y như là khi đang nói chuyện với người thật. Kết hợp với những can thiệp của con người, hệ thống sẽ xử lý chính xác hơn những yêu cầu từ phía người dùng.
Nói thêm về các API của bot, nhà phát triển có thể dùng những hàm này để tạo ra một con bot có khả năng nhận biết hình ảnh, link, chữ và đưa ra những phản hồi tương ứng. Bot cũng có thể trả về một danh sách những sản phẩm mà cửa hàng có bán tùy theo yêu cầu của bạn, hoặc như bot của khách sạn Hyatt thì hỗ trợ book phòng và hiển thị giá phòng ngay trong Messenger. Những phẩn hồi của bot sẽ xuất hiện y như một tin nhắn Messenger bình thường chứ bạn không cần làm gì đặc biệt hay phải cài thêm app gì cả. Hiện Facebook không cho phép thanh toán trực tiếp bằng Messenger Platform, có lẽ vì những lý do bảo mật và pháp lý. Công nghệ phía sau Messenger Platform cũng chính là thứ đang được Facebook xài cho trợ lý ảo Facebook M của chính mình.
Chưa hết, Messenger Platform còn có khả năng quét số điện thoại của người dùng, nhờ vậy mà bot có thể biết người đang chat với nó có phải là khách hàng của công ty hay chưa, nếu đã là khách hàng từ trước thì lấy những thông tin liên quan lên để hỗ trợ khách tốt hơn.
Tags: #facebook-bot #facebook #messenger #acebook-messenger #news
Facebook đưa ra một số ví dụ: công ty 1-800-Flowers ở Mỹ cho phép bạn đặt và gửi hoa tới người thân chỉ bằng cách nhắn tên Facebook cho con bot của họ, hay bot của CNN thì gửi các tin tức hấp dẫn đến bạn tùy theo sở thích của riêng bạn và bỏ qua những mẫu tin bạn không quan tâm. Bằng cách này, Facebook có thể tăng độ trung thành của người dùng với dịch vụ chat của mình. Hiện tại một số dịch vụ chat khác như Kik, Line và Telegram cũng có nền tảng bot riêng.
Để vận hành được nền tảng bot đó, Facebook đã nhờ đến hệ thống machine learning của mình để xử lý ngôn ngữ tự nhiên, vậy nên người dùng không cần gõ theo cú pháp nào nhất định mà có thể chat y như là khi đang nói chuyện với người thật. Kết hợp với những can thiệp của con người, hệ thống sẽ xử lý chính xác hơn những yêu cầu từ phía người dùng.
Nói thêm về các API của bot, nhà phát triển có thể dùng những hàm này để tạo ra một con bot có khả năng nhận biết hình ảnh, link, chữ và đưa ra những phản hồi tương ứng. Bot cũng có thể trả về một danh sách những sản phẩm mà cửa hàng có bán tùy theo yêu cầu của bạn, hoặc như bot của khách sạn Hyatt thì hỗ trợ book phòng và hiển thị giá phòng ngay trong Messenger. Những phẩn hồi của bot sẽ xuất hiện y như một tin nhắn Messenger bình thường chứ bạn không cần làm gì đặc biệt hay phải cài thêm app gì cả. Hiện Facebook không cho phép thanh toán trực tiếp bằng Messenger Platform, có lẽ vì những lý do bảo mật và pháp lý. Công nghệ phía sau Messenger Platform cũng chính là thứ đang được Facebook xài cho trợ lý ảo Facebook M của chính mình.
Chưa hết, Messenger Platform còn có khả năng quét số điện thoại của người dùng, nhờ vậy mà bot có thể biết người đang chat với nó có phải là khách hàng của công ty hay chưa, nếu đã là khách hàng từ trước thì lấy những thông tin liên quan lên để hỗ trợ khách tốt hơn.
Nguồn: Tinhte
Tags: #facebook-bot #facebook #messenger #acebook-messenger #news