iPad Air không dễ mở, và iPad Pro 9,7" cũng tương tự như thế. Trang iFixit đã mất đến 30 phút để làm nóng, sấy và sử dụng các giác hút thì mới làm cho chiếc tablet này tách ra để thâm nhập vào bên trong. Cũng giống như nhiều sản phẩm Apple khác, pin của iPad Pro 9,7" được dán keo rất chặt nên khó thay, thậm chí còn khó hơn so với iPad Pro 12,9" lúc trước.
Màn hình LCD và tấm kính mặt trước cũng được ép dính vào nhau, tức là hư phát phải thay nguyên cụm. Kết lại, iFixit chỉ cho iPad Pro 9,7" 2 trên 10 điểm mà thôi. Họ cũng xác nhận rằng iPad Pro 9,7" dùng chip RAM 2GB trong khi iPad Pro 12,9" có đến 4GB. Nhiều linh kiện khác thì giống với iPhone 6s và 6s Plus như IC nguồn, bộ điều khiển kết nối NFC. iPad Pro 9,7" sử dụng 4 loa nhưng bố trí theo dạng truyền thống, không có các buồng cộng hưởng to như người anh em 12,9".
iPad Pro 9,7" bản màu hồng là đây
Chụp X-Quang khám trước khi tiến hành mổ, đây cũng là một cách để các anh iFixit biết nên mở từ chỗ nào trước và tránh làm hỏng thiết bị.
Cụm camera và loa. Loa là một trong những đặc trưng của iPad Pro 9,7" cũng như 12,9" vì chất lượng cao, âm lượng lớn.
Logo Apple nằm chính giữa, chụp phát dính vào luôn.
Giờ bắt đầu tới công đoạn mở máy. Đây là công đoạn mất nhiều thời gian nhất theo mấy anh iFixit vì mấy ảnh phải dùng đến 30 phút làm nóng, nạy viền và dùng các giác hút để có thể tách được phần trước và sau của máy ra.
Sau khi đã vào được bên trong thì đây chính là cáp nối giữa màn hình với bo mạch chính, cũng là sợi dây liên kết giữa 2 mảnh của iPad Pro 9,7". Nó nằm ở góc dưới máy, một kiểu bố trí mới so với các đời trước nằm ở giữa hoặc trên cùng. Ở mảng màn hình có thêm một vài tấm đệm xốp, có lẽ là để bảo vệ khỏi những va đập trong quá trình sử dụng.
Tấm EMI này có tác dụng ngăn từ trường làm hư hỏng các linh kiện bên trong, ngoài ra còn có tác dụng làm cho nội thất đẹp hơn, gọn gàng hơn. EMI lúc trước không được xài cho iPad Air, mãi đến iPad Pro 12,9" mới bắt đầu xuất hiện.
Nạy ngay tới loa của iPad Pro 9,7". Loa này nhỏ hơn chút xíu so với loa của iPad Pro 12,9", đặc biệt không có buồng cộng hưởng to như người anh em lớn của mình. Nó chỉ là một thanh nối giữa hai loa lại với nhau mà thôi. Có thể có một buồng cộng hưởng nhỏ hơn nằm trong này chăng? Bên dưới máy cũng có thêm 2 loa nữa tương tự như vậy.
Tách hẳn ra cho dễ xem.
Gỡ tới camera sau. Camera sau của iPad Pro 9,7" có độ phân giải 12MP, hỗ trợ quay phim 4K, có cả chống rung quang học, nói chung là giống với máy ảnh của iPhone 6s Plus. Nó cũng hơi lồi ra một chút.
Giờ thì chiến tới bo mạch chính của iPad Pro 9,7", vẫn được bố trí lệch qua một cạnh giống như những chiếc iPad từ trước đến nay.
Màu đỏ là chip Apple A9X. Chip này giống trên iPad Pro 12,9", tuy nhiên xung nhịp thấp hơn. Màu cam kế bên là RAM 2GB LPDDR4 do Samsung sản xuất, ít hơn dung lượng 4GB của iPad Pro 12". Màu vàng là bộ nhớ trong 32GB của SK Hynix, màu xanh nhạt bên dưới là module Wi-Fi do Apple thiết kế.
Mặt dưới, nhẵn trống chẳng có gì cả. Linh kiện để hết lên trên rồi.
Phần lớn dung tích bên trong iPad Pro 9,7" là pin. Nó có một cái mạch chạy ở giữa chia đôi 2 cell lớn này.
Đây là cổng Smart Connector, cũng là một đặc trưng của iPad Pro. Nó không có bất kì thành phần chuyển động nào và iFixit đánh giá là khó hư, nhưng nếu có hư thì cũng rất khó để thay thế.
Toàn cảnh em ấy sau khi đã phẩu thuật. Đừng làm tại nhà nhé các bạn.
Chỉ được 2 điểm iFixit thôi thì quá khó mở, nhiều chỗ lại có keo, nhất là pin.
Tags: #ipad-pro #ipad-air-3 #ipad-pro-mini #ipad #ifixit #news
Màn hình LCD và tấm kính mặt trước cũng được ép dính vào nhau, tức là hư phát phải thay nguyên cụm. Kết lại, iFixit chỉ cho iPad Pro 9,7" 2 trên 10 điểm mà thôi. Họ cũng xác nhận rằng iPad Pro 9,7" dùng chip RAM 2GB trong khi iPad Pro 12,9" có đến 4GB. Nhiều linh kiện khác thì giống với iPhone 6s và 6s Plus như IC nguồn, bộ điều khiển kết nối NFC. iPad Pro 9,7" sử dụng 4 loa nhưng bố trí theo dạng truyền thống, không có các buồng cộng hưởng to như người anh em 12,9".
iPad Pro 9,7" bản màu hồng là đây
Chụp X-Quang khám trước khi tiến hành mổ, đây cũng là một cách để các anh iFixit biết nên mở từ chỗ nào trước và tránh làm hỏng thiết bị.
Cụm camera và loa. Loa là một trong những đặc trưng của iPad Pro 9,7" cũng như 12,9" vì chất lượng cao, âm lượng lớn.
Logo Apple nằm chính giữa, chụp phát dính vào luôn.
Giờ bắt đầu tới công đoạn mở máy. Đây là công đoạn mất nhiều thời gian nhất theo mấy anh iFixit vì mấy ảnh phải dùng đến 30 phút làm nóng, nạy viền và dùng các giác hút để có thể tách được phần trước và sau của máy ra.
Sau khi đã vào được bên trong thì đây chính là cáp nối giữa màn hình với bo mạch chính, cũng là sợi dây liên kết giữa 2 mảnh của iPad Pro 9,7". Nó nằm ở góc dưới máy, một kiểu bố trí mới so với các đời trước nằm ở giữa hoặc trên cùng. Ở mảng màn hình có thêm một vài tấm đệm xốp, có lẽ là để bảo vệ khỏi những va đập trong quá trình sử dụng.
Tấm EMI này có tác dụng ngăn từ trường làm hư hỏng các linh kiện bên trong, ngoài ra còn có tác dụng làm cho nội thất đẹp hơn, gọn gàng hơn. EMI lúc trước không được xài cho iPad Air, mãi đến iPad Pro 12,9" mới bắt đầu xuất hiện.
Nạy ngay tới loa của iPad Pro 9,7". Loa này nhỏ hơn chút xíu so với loa của iPad Pro 12,9", đặc biệt không có buồng cộng hưởng to như người anh em lớn của mình. Nó chỉ là một thanh nối giữa hai loa lại với nhau mà thôi. Có thể có một buồng cộng hưởng nhỏ hơn nằm trong này chăng? Bên dưới máy cũng có thêm 2 loa nữa tương tự như vậy.
Tách hẳn ra cho dễ xem.
Gỡ tới camera sau. Camera sau của iPad Pro 9,7" có độ phân giải 12MP, hỗ trợ quay phim 4K, có cả chống rung quang học, nói chung là giống với máy ảnh của iPhone 6s Plus. Nó cũng hơi lồi ra một chút.
Giờ thì chiến tới bo mạch chính của iPad Pro 9,7", vẫn được bố trí lệch qua một cạnh giống như những chiếc iPad từ trước đến nay.
Màu đỏ là chip Apple A9X. Chip này giống trên iPad Pro 12,9", tuy nhiên xung nhịp thấp hơn. Màu cam kế bên là RAM 2GB LPDDR4 do Samsung sản xuất, ít hơn dung lượng 4GB của iPad Pro 12". Màu vàng là bộ nhớ trong 32GB của SK Hynix, màu xanh nhạt bên dưới là module Wi-Fi do Apple thiết kế.
Mặt dưới, nhẵn trống chẳng có gì cả. Linh kiện để hết lên trên rồi.
Phần lớn dung tích bên trong iPad Pro 9,7" là pin. Nó có một cái mạch chạy ở giữa chia đôi 2 cell lớn này.
Đây là cổng Smart Connector, cũng là một đặc trưng của iPad Pro. Nó không có bất kì thành phần chuyển động nào và iFixit đánh giá là khó hư, nhưng nếu có hư thì cũng rất khó để thay thế.
Toàn cảnh em ấy sau khi đã phẩu thuật. Đừng làm tại nhà nhé các bạn.
Chỉ được 2 điểm iFixit thôi thì quá khó mở, nhiều chỗ lại có keo, nhất là pin.
Nguồn Tinh tế
Tags: #ipad-pro #ipad-air-3 #ipad-pro-mini #ipad #ifixit #news