Với tính chất ngày càng nghiêm trọng của vụ việc FBI yêu cầu Apple tạo backdoor để lấy dữ liệu trong chiếc iPhone 5C của tên khủng bố xả súng tại San Bernadino. Hôm nay, Apple vừa có phản hồi chính thức với tòa án rằng hãng không thể làm điều này.
Theo đó, công ty từ chối giúp đỡ vì "nếu Apple có thể bị ép viết những đoạn mã nhằm vượt mặt các chức năng bảo mật và mở ra các cách truy cập mới trong vụ này, điều gì sẽ đảm bảo rằng chính phủ sẽ không tiếp tục yêu cầu Apple viết mã để biến microphone trên điện thoại thành một công cụ giám sát, kích hoạt camera quay phim từ xa, ghi âm lại các cuộc nói chung, hay bật tính năng định vị để tìm điện thoại một ai đó? Không có gì cả". Về yêu cầu "chỉ áp dụng cho đúng 1 cái điện thoại" của FBI, Apple nói điều này không đúng. Luật sư của hãng thậm chí còn tiết lộ là chính phủ đang có một số yêu cầu tương tự và đang chờ lệnh của tòa.
Trước đây Apple cũng từng được yêu cầu unlock iPhone, iPad trong 12 vụ án khác. "Một khi cánh cổng đã mở ra, chúng sẽ không bao giờ có thể đóng lại, và những tính năng bảo mật mà Apple đã làm việc không mệt mỏi mới có được sẽ bị cuốn đi".
Nói với trang Mashable, những nguồn tin giấu tên cho biết Google, Facebook, Twitter, Microsoft đều đang chuẩn bị nộp những bộ hồ sơ ủng hộ Apple lên tòa. Giám đốc pháp chế của Microsoft cũng đã tự mình khẳng định rằng sẽ nộp giấy tờ đứng về phía Apple ngay trong tuần sau. Bài viết của BuzzFeed còn cho rằng Amazon cũng sẽ tham gia vào nỗ lực nói trên.
Cũng liên quan đến vụ việc này, Apple và FBI sẽ ra điều trần trước quốc hội vào ngày 1/3 tới đây. Chủ đề của cuộc nói chuyện sẽ là: "Sự căng thẳng của mã hóa: cân bằng giữa an ninh và quyền riêng tư của người dân Mỹ". Phiên điều trần sẽ có sự tham gia của CEO Tim Cook, giám đốc FBI James Comey, chuyên gia bảo mật / giáo sư / Cyrus Vance của ban luật sư quận New York.
Tags: #apple #iphone #tim-cook #san-bernadino #bảo-mật #news
Theo đó, công ty từ chối giúp đỡ vì "nếu Apple có thể bị ép viết những đoạn mã nhằm vượt mặt các chức năng bảo mật và mở ra các cách truy cập mới trong vụ này, điều gì sẽ đảm bảo rằng chính phủ sẽ không tiếp tục yêu cầu Apple viết mã để biến microphone trên điện thoại thành một công cụ giám sát, kích hoạt camera quay phim từ xa, ghi âm lại các cuộc nói chung, hay bật tính năng định vị để tìm điện thoại một ai đó? Không có gì cả". Về yêu cầu "chỉ áp dụng cho đúng 1 cái điện thoại" của FBI, Apple nói điều này không đúng. Luật sư của hãng thậm chí còn tiết lộ là chính phủ đang có một số yêu cầu tương tự và đang chờ lệnh của tòa.
Trước đây Apple cũng từng được yêu cầu unlock iPhone, iPad trong 12 vụ án khác. "Một khi cánh cổng đã mở ra, chúng sẽ không bao giờ có thể đóng lại, và những tính năng bảo mật mà Apple đã làm việc không mệt mỏi mới có được sẽ bị cuốn đi".
Nói với trang Mashable, những nguồn tin giấu tên cho biết Google, Facebook, Twitter, Microsoft đều đang chuẩn bị nộp những bộ hồ sơ ủng hộ Apple lên tòa. Giám đốc pháp chế của Microsoft cũng đã tự mình khẳng định rằng sẽ nộp giấy tờ đứng về phía Apple ngay trong tuần sau. Bài viết của BuzzFeed còn cho rằng Amazon cũng sẽ tham gia vào nỗ lực nói trên.
Cũng liên quan đến vụ việc này, Apple và FBI sẽ ra điều trần trước quốc hội vào ngày 1/3 tới đây. Chủ đề của cuộc nói chuyện sẽ là: "Sự căng thẳng của mã hóa: cân bằng giữa an ninh và quyền riêng tư của người dân Mỹ". Phiên điều trần sẽ có sự tham gia của CEO Tim Cook, giám đốc FBI James Comey, chuyên gia bảo mật / giáo sư / Cyrus Vance của ban luật sư quận New York.
Nguồn Tinh tế
Tags: #apple #iphone #tim-cook #san-bernadino #bảo-mật #news