Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao Apple lại không thể giúp FBI mở khóa chiếc iPhone 5c của tên sát nhân Syed Farook trong vụ án giết người hàng loạt tại San Bernadino? Thật vô lý khi một hãng sản xuất điện thoại "từ A gần đến Z" lại không thể mở khóa chiếc điện thoại của mình? Câu trả lời đã được hé lộ trong một cuộc họp báo kín do Apple chủ trì diễn ra vào tối thứ 6 vừa rồi.
Thông qua cuộc họp kín này Apple đã tiết lộ chính việc thay đổi mật khẩu iCloud trong thời gian nhà cầm quyền giữ tang vật đã khiến hãng hoàn toàn bó tay trong nỗ lực giúp FBI mở khóa chiếc điện thoại của tên hung thủ. Trách nhiệm ban đầu được quy chụp lên Cục Y tế San Bernadino khi FBI tố họ tự ý reset mật khẩu iCloud của Farook.
Vậy câu hỏi được đặt ra tiếp theo nhân viên nào đã làm điều đó và thực hiện với mục đích gì. Liệu có phải là một hành động giúp đỡ tên khủng bố? Những lời sau giải thích sau cuối nhận được là FBI đã yêu cầu Cục Y tế San Bernadino thực hiện hành vi đó chứ không phải họ tự ý làm.
Vấn đề hiện tại không phải là đổ lỗi qua lại cho nhau và chứng minh ai mới là người nói dối. Mà bằng hành động "cầm đèn chạy trước oto" (chưa rõ mục đích) này đã đưa FBI vào ngõ cụt cuộc điều tra cũng như sau đó là đưa ra yêu cầu hết sức vô lý về việc tạo ra backdoor hack iPhone và khiến cuộc chiến với Apple ngày càng leo thang.
Một quan chức giấu tên của Apple cho biết, nếu chiếc iPhone không bị reset mật khẩu iCloud thì cuộc chiến giữa họ với FBI tại tòa đã không nổ ra. Vô hiệu hóa backup iCloud đã khiến cho việc "đánh cắp" thông tin từ máy trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Thông tin bên lề: Nếu mật khẩu iCloud trên chiếc iPhone 5c của Syed Farook không bị reset, Apple có thể từ đó tạo "cầu nối" mở khóa iPhone thông qua iCloud thay vì phải tạo backdoor.
Tags: #apple #tim-cook #fbi #san-bernadino #hack-iphone #backdoor-hack-iphone #news
Thông qua cuộc họp kín này Apple đã tiết lộ chính việc thay đổi mật khẩu iCloud trong thời gian nhà cầm quyền giữ tang vật đã khiến hãng hoàn toàn bó tay trong nỗ lực giúp FBI mở khóa chiếc điện thoại của tên hung thủ. Trách nhiệm ban đầu được quy chụp lên Cục Y tế San Bernadino khi FBI tố họ tự ý reset mật khẩu iCloud của Farook.
Vậy câu hỏi được đặt ra tiếp theo nhân viên nào đã làm điều đó và thực hiện với mục đích gì. Liệu có phải là một hành động giúp đỡ tên khủng bố? Những lời sau giải thích sau cuối nhận được là FBI đã yêu cầu Cục Y tế San Bernadino thực hiện hành vi đó chứ không phải họ tự ý làm.
https://twitter.com/CountyWire/status/700887823482630144
Cục Y tế San Bernadino cho biết họ reset iPhone 5c theo "đơn đặt hàng" từ FBI.
Cục Y tế San Bernadino cho biết họ reset iPhone 5c theo "đơn đặt hàng" từ FBI.
Vấn đề hiện tại không phải là đổ lỗi qua lại cho nhau và chứng minh ai mới là người nói dối. Mà bằng hành động "cầm đèn chạy trước oto" (chưa rõ mục đích) này đã đưa FBI vào ngõ cụt cuộc điều tra cũng như sau đó là đưa ra yêu cầu hết sức vô lý về việc tạo ra backdoor hack iPhone và khiến cuộc chiến với Apple ngày càng leo thang.
Một quan chức giấu tên của Apple cho biết, nếu chiếc iPhone không bị reset mật khẩu iCloud thì cuộc chiến giữa họ với FBI tại tòa đã không nổ ra. Vô hiệu hóa backup iCloud đã khiến cho việc "đánh cắp" thông tin từ máy trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Thông tin bên lề: Nếu mật khẩu iCloud trên chiếc iPhone 5c của Syed Farook không bị reset, Apple có thể từ đó tạo "cầu nối" mở khóa iPhone thông qua iCloud thay vì phải tạo backdoor.
Nguồn Techrum
Tags: #apple #tim-cook #fbi #san-bernadino #hack-iphone #backdoor-hack-iphone #news