Bằng cách nhuộm huỳnh quang virus HIV, sau đó cấy nó vào hạch bạch huyết của chuột, các nhà khoa học đã lần đầu tiên ghi lại được cảnh HIV lây lan trong cơ thể - điều mà trước đây họ chưa bao giờ tận mắt chứng kiến.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học Yale nhằm giải đáp những khúc mắc về quá trình lây nhiễm của virus HIV trong cơ thể vật chủ. Phó giáo sư vi sinh Walther Mothes, đồng tác giả của nghiên cứu chia sẻ: “Quá trình lây lan của virus trong cơ thể hoàn toàn khác với những suy nghĩ của chúng ta trước đây."
Virus HIV được nhuộm huỳnh quang và tiêm vào trong hạch bạch huyết của chuột
Sau khi tiêm virus đã nhuộm huỳnh quang vào hạch bạch bạch huyết - một thành phần của hệ miễn dịch, các nhà khoa học nhận thấy rằng HIV sẽ tự liên kết với các đại thực bào - tế bào miễn dịch có nhiệm vụ “nuốt” các thành phần xâm nhập ngoại lai và các tế bào chết.
Cảnh virus HIV tự đính vào các tế bào B - một lớp áo tàng hình giúp nó thoải mái lây lan toàn bộ cơ thể màu không bị phát hiện
Chưa hết, sau đó HIV sẽ “nhảy việc”, tự đính lên trên dạng hiếm của tế bào B - tế bào có nhiệm vụ sản xuất kháng thể (video bên dưới). Tiếp theo, các tế bào này sẽ di chuyển trong hệ thống bạch huyết và các khối mô lân cận. Lúc bấy giờ, các tế bào B trở nên bộ áo tàng hình cho HIV, bảo vệ nó tránh sự “truy sát” của các “đội quân” còn lại trong hệ miễn dịch. Và vì thế, HIV sẽ nhanh chóng lây lan tới những phần khác trong cơ thể.
Khám phá lần này đã giúp các nhà khoa học hiểu rõ bản chất và quá trình hoạt động của virus trong cơ thể vật chủ, từ đó hứa hẹn sẽ tìm được phương pháp ngăn chặn lây lan từ những bước đầu tiên. Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Science mới đây.
Tags: #hiv #virus #news
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học Yale nhằm giải đáp những khúc mắc về quá trình lây nhiễm của virus HIV trong cơ thể vật chủ. Phó giáo sư vi sinh Walther Mothes, đồng tác giả của nghiên cứu chia sẻ: “Quá trình lây lan của virus trong cơ thể hoàn toàn khác với những suy nghĩ của chúng ta trước đây."
Virus HIV được nhuộm huỳnh quang và tiêm vào trong hạch bạch huyết của chuột
Sau khi tiêm virus đã nhuộm huỳnh quang vào hạch bạch bạch huyết - một thành phần của hệ miễn dịch, các nhà khoa học nhận thấy rằng HIV sẽ tự liên kết với các đại thực bào - tế bào miễn dịch có nhiệm vụ “nuốt” các thành phần xâm nhập ngoại lai và các tế bào chết.
Cảnh virus HIV tự đính vào các tế bào B - một lớp áo tàng hình giúp nó thoải mái lây lan toàn bộ cơ thể màu không bị phát hiện
Chưa hết, sau đó HIV sẽ “nhảy việc”, tự đính lên trên dạng hiếm của tế bào B - tế bào có nhiệm vụ sản xuất kháng thể (video bên dưới). Tiếp theo, các tế bào này sẽ di chuyển trong hệ thống bạch huyết và các khối mô lân cận. Lúc bấy giờ, các tế bào B trở nên bộ áo tàng hình cho HIV, bảo vệ nó tránh sự “truy sát” của các “đội quân” còn lại trong hệ miễn dịch. Và vì thế, HIV sẽ nhanh chóng lây lan tới những phần khác trong cơ thể.
Khám phá lần này đã giúp các nhà khoa học hiểu rõ bản chất và quá trình hoạt động của virus trong cơ thể vật chủ, từ đó hứa hẹn sẽ tìm được phương pháp ngăn chặn lây lan từ những bước đầu tiên. Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Science mới đây.
Nguồn Tinh tế
Tags: #hiv #virus #news