Nước ở dạng lỏng có tồn tại trên bề mặt sao Hoả trong giai đoạn ấm áp của hành tinh này, theo một kết quả nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí Nature Geosciences. Khám phá này được tiết lộ từ những dữ liệu quang phổ mới do tàu thăm dò Mars Reconnaissance Orbiter của NASA thu thập.
Con tàu thăm dò này đã tiến hành phân tích thành phần hoá học của những vệt tối kỳ lạ vốn xuất hiện và biến mất theo mùa trên bề mặt sao Hoả. Các kết quả phân tích khẳng định rằng những vệt tối này được hình thành bởi nước mặn chảy xuống các sườn đồi của hành tinh Đỏ.
Video mô tả các dòng nước chảy theo mùa ở miệng núi lửa Hale, sao Hoả.
NASA công bố khám phá này là lời giải đáp cho một trong những bí ẩn lớn của sao Hoả: Liệu nước có thực sự tồn tại trên bề mặt của hành tinh Đỏ? Các nhà nghiên cứu đã từng phát hiện nước tồn tại dưới dạng băng trên sao Hoả, nhưng chưa bao giờ khẳng định liệu nước có ở dạng lỏng. Bây giờ thì NASA đã đưa ra câu trả lời.
Đây không phải là công trình nghiên cứu đầu tiên đưa ra giả thuyết nước tồn tại ở một số dạng trên sao Hoả. Các nhà khoa học đã đặt giả thuyết từ nhiều năm trước rằng trên sao Hoả từng có một đại dương rộng lớn cách đây khoảng hơn 4 triệu năm. Và các khám phá gần đây của tàu thăm dò Mars Curiosity cũng nói rằng nước dạng lỏng tồn tại ngay bên dưới bề mặt của hành tinh này.
Phát hiện mới đưa ra thêm những bằng chứng trực tiếp hơn cho giải thuyết sao Hoả có nước, và nó như là một lời khẳng định cho đều mà NASA đã trông đợi từ lâu - đó là nước chảy hình thành những vệt mà đen kỳ lạ, quan sát được trên bề mặt sao Hoả. Những vệt đen này được gọi là rãnh trên sườn đồi xuất hiện lại - lần đầu quan sát được bởi tàu MRO vào năm 2010. Các đường rãnh này có màu đen và chiều ngang nhỏ hơn 0,4 m. Vào giai đoạn ấm áp trên sao Hoả, những đường này trở nên rộng hơn và dài hơn, sau đó chúng biến mất dần khi hành tinh Đỏ bước vào mùa lạnh.
Điều này khiến các nhà khoa học tin rằng từ nhiều năm trước, nước và muối có liên quan đến việc hình thành những vệt này. Chúng hình thành ở nhiệt độ phù hợp cho nước dạng lỏng tồn tại.
Nhiệt độ trung bình trên sao Hoả là khoảng -62 độ C, nhưng vào một ngày mùa Hè gần khu vực xích đạo, nhiệt độ có thể lên tới 56 độ C. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng khi điều kiện đủ ấm, nước dạng lỏng hoà trộn với muối perchlorate sẽ chảy xuống các sườn đồi trên sao Hoả. Nước và muối perchlorate trộn với nhau tạo thành một dung dịch muối có điểm đông thấp hơn nhiều so với nước bình thường. Điều này cho phép dung dịch tồn tại ở dạng lỏng ngay cả khi nhiệt độ trở nên lạnh hơn. Và các vệt đen mà tàu thăm dò quan sát được chính là phần muối perchlorate còn vương lại trên những rãnh nước chảy.
Theo Lujendra Ojha, một nhà nghiên cứu thuộc viện Georgia Tech, nước trên sao Hoả có thể đến từ 3 nguồn khác nhau. Muối perchorate đã hút các phân tử nước từ trong bầu khí quyển của sao Hoả khi độ ẩm không khí tăng lên. Nước cũng có thể đến từ những lớp băng nằm dưới bề mặt tan chảy khi tiếp xúc với muối. Ngoài ra thì cũng có thể có một tầng đất ngậm nước, nơi cung cấp nước cho những dòng chảy xuống sườn đồi.
Cho dù nước đến từ đâu đi chăng nữa thì những bằng chứng mới nhất từ NASA đã khẳng định rằng, nước dạng lỏng có tồn tại trên sao Hoả. Và với nước thì khả năng tìm thấy những vi sinh vật trên hành tinh Đỏ là hoàn toàn có thể. Sự hiện diện của nước lỏng trên Trái đất được cho là có liên quan trực tiếp tới quá trình hình thành sự sống. Và điều này có nghĩa, sao Hoả có thể sẽ là một hành tinh có sự sống tồn tại. Đáng nói là hành tinh này ở không quá xa Trái đất và cùng nằm trong Hệ mặt trời.
Tags: #mars #nasa #news
Con tàu thăm dò này đã tiến hành phân tích thành phần hoá học của những vệt tối kỳ lạ vốn xuất hiện và biến mất theo mùa trên bề mặt sao Hoả. Các kết quả phân tích khẳng định rằng những vệt tối này được hình thành bởi nước mặn chảy xuống các sườn đồi của hành tinh Đỏ.
Video mô tả các dòng nước chảy theo mùa ở miệng núi lửa Hale, sao Hoả.
NASA công bố khám phá này là lời giải đáp cho một trong những bí ẩn lớn của sao Hoả: Liệu nước có thực sự tồn tại trên bề mặt của hành tinh Đỏ? Các nhà nghiên cứu đã từng phát hiện nước tồn tại dưới dạng băng trên sao Hoả, nhưng chưa bao giờ khẳng định liệu nước có ở dạng lỏng. Bây giờ thì NASA đã đưa ra câu trả lời.
Đây không phải là công trình nghiên cứu đầu tiên đưa ra giả thuyết nước tồn tại ở một số dạng trên sao Hoả. Các nhà khoa học đã đặt giả thuyết từ nhiều năm trước rằng trên sao Hoả từng có một đại dương rộng lớn cách đây khoảng hơn 4 triệu năm. Và các khám phá gần đây của tàu thăm dò Mars Curiosity cũng nói rằng nước dạng lỏng tồn tại ngay bên dưới bề mặt của hành tinh này.
Phát hiện mới đưa ra thêm những bằng chứng trực tiếp hơn cho giải thuyết sao Hoả có nước, và nó như là một lời khẳng định cho đều mà NASA đã trông đợi từ lâu - đó là nước chảy hình thành những vệt mà đen kỳ lạ, quan sát được trên bề mặt sao Hoả. Những vệt đen này được gọi là rãnh trên sườn đồi xuất hiện lại - lần đầu quan sát được bởi tàu MRO vào năm 2010. Các đường rãnh này có màu đen và chiều ngang nhỏ hơn 0,4 m. Vào giai đoạn ấm áp trên sao Hoả, những đường này trở nên rộng hơn và dài hơn, sau đó chúng biến mất dần khi hành tinh Đỏ bước vào mùa lạnh.
Điều này khiến các nhà khoa học tin rằng từ nhiều năm trước, nước và muối có liên quan đến việc hình thành những vệt này. Chúng hình thành ở nhiệt độ phù hợp cho nước dạng lỏng tồn tại.
Nhiệt độ trung bình trên sao Hoả là khoảng -62 độ C, nhưng vào một ngày mùa Hè gần khu vực xích đạo, nhiệt độ có thể lên tới 56 độ C. Các nhà nghiên cứu suy đoán rằng khi điều kiện đủ ấm, nước dạng lỏng hoà trộn với muối perchlorate sẽ chảy xuống các sườn đồi trên sao Hoả. Nước và muối perchlorate trộn với nhau tạo thành một dung dịch muối có điểm đông thấp hơn nhiều so với nước bình thường. Điều này cho phép dung dịch tồn tại ở dạng lỏng ngay cả khi nhiệt độ trở nên lạnh hơn. Và các vệt đen mà tàu thăm dò quan sát được chính là phần muối perchlorate còn vương lại trên những rãnh nước chảy.
Theo Lujendra Ojha, một nhà nghiên cứu thuộc viện Georgia Tech, nước trên sao Hoả có thể đến từ 3 nguồn khác nhau. Muối perchorate đã hút các phân tử nước từ trong bầu khí quyển của sao Hoả khi độ ẩm không khí tăng lên. Nước cũng có thể đến từ những lớp băng nằm dưới bề mặt tan chảy khi tiếp xúc với muối. Ngoài ra thì cũng có thể có một tầng đất ngậm nước, nơi cung cấp nước cho những dòng chảy xuống sườn đồi.
Cho dù nước đến từ đâu đi chăng nữa thì những bằng chứng mới nhất từ NASA đã khẳng định rằng, nước dạng lỏng có tồn tại trên sao Hoả. Và với nước thì khả năng tìm thấy những vi sinh vật trên hành tinh Đỏ là hoàn toàn có thể. Sự hiện diện của nước lỏng trên Trái đất được cho là có liên quan trực tiếp tới quá trình hình thành sự sống. Và điều này có nghĩa, sao Hoả có thể sẽ là một hành tinh có sự sống tồn tại. Đáng nói là hành tinh này ở không quá xa Trái đất và cùng nằm trong Hệ mặt trời.
Nguồn Tinhte
Tags: #mars #nasa #news